Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Có thể bạn chưa biết (Sưu tầm: Thanh Tuyền)

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Đại đa số trong chúng ta khi nói đến từ "đạo" thì mặc nhiên nghĩ ngay đến

nhà thờ, linh mục, v.v..., nghĩa là nghĩ đến "Đạo Thiên Chúa", nhưng thực ra nếu

nói từ "đạo hữu" thì có nghĩa là các Phật tử đấy.

Trở lại chủ đề chính chứ không lại bị phê lạc đề, chuyện hôn nhân giữa

người không theo Đạo Thiên Chúa với một giáo dân, bao giờ cũng dựa trên

nguyên tắc "Tình Yêu", tức là hai bạn phải yêu thương nhau trước hết đã. Sau đó

hai bạn sẽ quyết định là tổ chức hôn lễ như thế nào. Lúc này sẽ có sự tham gia ý

kiến của hai bên (bốn họ). Chỗ này lại lạc đề chút nhé: rất nhiều người không theo

Đạo Thiên Chúa thì hay lo là liệu con cái mình có được thờ ông bà tổ tiên không,

đặc biệt là khi đó là bên nhà trai mà chú rể tương lai là con trưởng hoặc con một.

Nhưng đó là một mối lo không có thật hay là một quan niệm sai về việc thờ ông bà

tổ tiên. Đạo Thiên Chúa không thờ ông bà tổ tiên theo cách cúng mâm cơm rượu

vào ngày giỗ Tết hay rằm, mùng một. Cách họ thờ ông bà là luôn nhớ về họ hàng

ngày chứ không chỉ ngày giỗ tết đâu. Họ vẫn có bàn thờ những người thân trong

gia đình, vẫn thắp hương cho họ, chỉ không có mâm cơm cúng thôi vì người đã

chết là về với Chúa, có ăn uống gì được nữa đâu. Lý do tôi nói là họ thờ ông bà

hàng ngày vì mỗi ngày khi đi lễ nhà thờ hay cầu nguyện tại nhà thì họ đều cầu

nguyện cho những người đã khuất, và là từ chính trong tâm của mình.

Trở lại vấn đề hôn nhân, vì những quan niệm sai nên nhiều khi đã xảy ra

những sự tranh cãi giữa hai họ về việc theo hay không theo đạo. Tuy vậy, những

gia đình theo Thiên Chúa giáo đều muốn lễ cưới của con mình hay chính bản thân

mình được tổ chứa trong nhà thờ vì đó là một nghi lễ rất long trọng, cả đời chỉ có

một lần. Tuy nhiên điều kiện để được tổ chức lễ cưới là cả hai người phải cùng tôn

giáo. Nếu như chú rể/cô dâu không muốn theo tôn giáo của người bạn đời của

mình thì một điều chắc chắn là sẽ không có lễ cưới trong nhà thờ, nhưng hai bạn

vẫn có thể lấy nhau. Trong trường hợp này sẽ có hai khả năng, một là xin linh mục

cho phép người theo Công giáo được kết hôn với người thuộc tôn giáo bạn; hai là

hai người cứ lấy nhau mà chẳng cần phép tắc gì cả. Nếu như có phép của linh mục,

lúc này họ hàng và bạn bè của người theo Công giáo mới được phép tham dự đám

cưới (ăn tiệc, đón dâu, v.v...) còn nếu không phép thì họ sẽ không tham dự vì như

vậy là tiếp tay cho việc bỏ đạo, sẽ có tội.

Việc có một số ngành có sự nhạy cảm khi có hôn nhân với người theo Thiên

Chúa giáo nói chung và Công giáo nói riêng là có thật, nhưng theo mình nghĩ thì

đến thời điểm này, nó đã bớt nặng nề đi rất nhiều, tuy chưa hết hẳn.

Thời gian học thì nếu như muốn làm lễ cưới ở nhà thờ, người chưa theo đạo

sẽ phải tham gia lớp Giáo lý Tân tòng, sau đó mới đến Giáo lý Hôn nhân. Tuỳ từng

Giáo xứ, thời gian cho cả hai khoá học là khoảng 6 tháng đến một năm. Trong thời

gian này, người theo sẽ học hiểu về Giáo lý của đạo (sẽ hiểu hơn về việc thờ ông

bà tổ tiên), rồi đến Giáo lý hôn nhân. Có một điểm lưu ý là hôn nhân Công giáo chỉ

chấp nhận một vợ một chồng, không chấp nhận ly hôn, đòi hỏi hai bạn phải tuyệt

đối trung thành với nhau đến hết cuộc đời. Điều này ràng buộc trách nhiệm của đôi

vợ chồng với nhau và với con cái sau này vì phải cùng nhau chăm nom giáo dục

con cái nữa.

Còn nếu chỉ muốn làm phép tha thì người không theo đạo chỉ cần tham gia

một lớp sơ bộ để hiểu người bạn đời theo đạo của mình có những ràng buộc gì về

mặt tôn giáo và hứa tôn trọng những quy định đó. Hai bạn vẫn bị ràng buộc bởi

nguyên tắc một vợ một chồng. Họ hàng bạn bè vẫn được đến tham gia đầy đủ và

đông vui.

Trường hợp không cần phép tắc gì hết: hai bạn cứ việc kết hôn như ở đời

thường, nhớ là có đăng ký kết hôn với chính quyền nhé. Nguyên tắc một vợ một

chồng vẫn áp dụng vì Luật Hôn nhân Gia đình quy định như vậy, nhưng ly hôn là

điều được phép (không hề mong muốn, phải không)

Sưu tầm: Thanh Tuyền
Tin Liên Quan
Xem Trên Mobile

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét